Home Mẹ Bé Kinh nghiệm sinh con tại bệnh viện phụ sản hà nội 2018 – 2019

Kinh nghiệm sinh con tại bệnh viện phụ sản hà nội 2018 – 2019

0
Kinh nghiệm sinh con tại bệnh viện phụ sản hà nội 2018 – 2019
Kinh nghiệm sinh con tại bệnh viẹn phụ sản Hà Nội 2019

Hầu hết các bà mẹ bầu sắp tới ngày sinh đều có chung những nỗi lo lắng. Một trong số đó là về các thủ tục khi đẻ dịch vụ ở phụ sản Hà Nội 2019. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ cung cấp những thông tin thiết yếu nhất để bạn đọc nắm được.


Thủ tục nhập viện khi đẻ dịch vụ ở phụ sản Hà Nội 2019 như thế nào?

Hà Nội là một trong các thành phố lớn nhất cả nước với hệ thống dịch vụ đa lĩnh vực. Không khó để chọn được một cơ sở phụ sản uy tín, chất lượng ở Hà Nội. Tuy nhiên, việc lựa chọn cơ sở phù hợp với điều kiện của bản thân và gia đình lại là điều khiến nhiều người phải đắn đo. Do đó, cần tìm hiểu kỹ các thông tin trước khi đưa ra quyết định cuối cùng.

Về việc làm hồ sơ

Trước hết là vấn đề làm hồ sơ sinh phụ sản Hà Nội 2019. Đa số các bệnh viện chỉ tiếp nhận hồ sơ từ tuần 36 trở lên. Các mẹ bầu có thể khám thai ở địa chỉ khác tùy ý, và cũng có thể mang kết quả này tới bệnh viện. Trong thời gian xét nghiệm, bạn cần phải mang sổ khám bệnh vè giấy tờ xét khiệm đi đăng ký ở khu nhà D3, phòng 340.

Lựa chọn bác sỹ đỡ đẻ

Việc lựa chọn bác sỹ, y tá đỡ đẻ tùy thuộc vào ý muốn của các mẹ hoặc gia đình. Việc đăng ký có thể diễn ra khi xét nghiệm, hoặc khi trở dạ mới đăng ký cũng không sao. Tuy nhiên, cần lưu ý tới kíp trực đỡ. Vì mẹ bầu có thể trở dạ bất cứ lúc nào nên sự chủ động liên lạc với bác sỹ từ trước là rất quan trọng. Các trường hợp khi mẹ trở dạ mà bác sỹ chưa tới kịp tuy là hy hữu nhưng vẫn có thể xảy ra.

Bên cạnh đó, khi đăng ký sinh ở phụ sản Hà Nội 2019, chị em nên chú ý mang đầy đủ giấy tờ tùy thân bên mình. Các giấy tờ đó có thể gồm Chứng minh thư nhân dân, thẻ bảo hiểm y tế,… Khi làm thủ tục nhập viện, các mẹ bầu sẽ được thăm khám và thụt rửa. Sau khi hoàn tất, tùy vào tình trạng mà chị em sẽ được chuyển sang phòng chờ đẻ hoặc phòng đẻ.

Đẻ thường hay đẻ mổ khi đăng ký đẻ dịch vụ ở phụ sản Hà Nội 2019?

Đây chắc hẳn cũng là vấn đề được rất nhiều người quan tâm. Việc đẻ thường hay đẻ mổ còn phụ thuộc vào cơ địa và sức khỏe của từng người. Dựa vào nhưng thông tin dưới đây, người đọc có thể lựa chọn cho phù hợp.

Đẻ mổ ở phụ sản Hà Nội 2019

Để xác định người mẹ sẽ sinh thường hay đẻ mổ, các bác sỹ sẽ tiến hành thăm khám để nhận định tình trạng. Nếu như thai phụ không thể tự sinh thường thì cần làm thủ tục chuyển mổ. Khi được chuyển vào phòng mổ rồi, các mẹ sẽ được bác sỹ yêu cầu đọc tên bé để điền vào giấy chứng sinh.

Ca đẻ mổ của thai sản
Ca đẻ mổ của thai sản

Vậy các giai đoạn đẻ mổ sẽ diễn ra như thế nào? Đầu tiên, mẹ sẽ được các bác sỹ gây tê màng cứng để giảm cảm giác đau đẻ. Tối đa 5 phút sau đó, bác sỹ sẽ tiến hành mổ để lấy em bé ra. Sau khi mổ, người mẹ và gia đình có thể được nhìn thấy em bé. Việc này sẽ không diễn ra quá lâu vì bé sẽ được chuyển sang phòng chăm sóc riêng. Phụ sản sẽ được chuyển sang phòng hậu phẫu để theo dõi.

Đẻ mổ thường chỉ được áp dụng khi thai sản không thể tự sinh thường. Nhiều người thường e ngại điều này vì thời gian để phục hồi sức khỏe sẽ kéo dài hơn. Đa phần các trường hợp đẻ mổ phải nằm khoảng 5 – 6 tiếng đồng hồ. Vết thương sau khoảng 7 ngày mới tính là hết đau. Các vận động của mẹ cũng sẽ bị hạn chế, ngay cả việc ăn uống cũng cần kiêng khem rất nhiều.

Thông thường, vết mổ sẽ mất khoảng 3 tháng mới lành lại. Thành tử cung sẽ lành chậm nhất, sau đó đến phần cơ và cuối cùng là phần da bên ngoài. Thời gian để thành tử cung lành lặn hoàn toàn có thể kéo dài từ 2 đến 3 năm. Do đó, phụ nữ đẻ mổ thường được khuyên là đợi vài ba năm sau mới nên mang thai tiếp.

Kinh nghiệm sinh thường ở phụ sản Hà Nội

Sinh thường sẽ mang lại cảm giác đau cho mẹ nhiều hơn trong suốt quá trình rặn đẻ. Tuy nhiên nó cũng có những ưu điểm về mặt phục hồi sức khỏe cho mẹ sau sinh. Trước khi đẻ, thai sản sẽ được hướng dẫn kỹ về các thao tác để em bé nhanh chóng ra đời. Cách phối hợp và lắng nghe hiệu lệnh của bác sỹ đỡ đẻ cũng sẽ được lưu ý.

Thời gian bình phục khi sinh thường sẽ nhanh hơn sinh mổ
Thời gian bình phục khi sinh thường sẽ nhanh hơn sinh mổ

Trong trường hợp mẹ xuống sức và khó đẻ, bác sỹ có thể rạch tầng sinh môn cho bé có nhiều khoảng trống để đi ra hơn. Việc này sẽ gây đau đớn cho mẹ nhưng thời gian phục hồi vẫn sẽ nhanh hơn đẻ mổ. Sau khi sinh, em bé sẽ được mang đi vệ sinh sạch sẽ. Vết thương đã rạch ở tầng sinh môn của mẹ sẽ được bác sỹ khâu lại.

Lưu ý khi đẻ dịch vụ ở phụ sản Hà Nội 2019

Với những người mang thai lần thứ hai thì chắc đã có cho mình những kinh nghiệm nhất định. Nhưng với các thai sản lần đầu trải qua việc sinh nở thì việc tìm hiểu kỹ các thông tin là điều hết sức cần thiết. Vậy các mẹ cần lưu ý những gì để khi đẻ dịch vụ ở phụ sản Hà Nội không gặp trục trặc?

Chuẩn bị đủ tiền viện phí và sinh hoạt

Tiền viện phí chắc chắn là khoản chi không thể không có khi đăng ký đẻ dịch vụ ở phụ sản Hà Nội 2019. Theo quy định tại nhiều cơ sở, thai sản phải đóng tiền tạm ứng cho toàn bộ quá trình sinh nở và nghỉ ngơi. Số tiền này thường rơi vào khoảng 20 triệu đồng. Sau khi hoàn tất thủ tục xuất viện, số tiền dư sẽ được trả lại.

Trong số 20 triệu đồng đã nộp tạm ứng thì tiền đỡ đẻ sẽ là khoảng 10 triệu (đối với đẻ thường) và 11 triệu (đối với đẻ mổ). Khoản tiền còn lại sẽ được dùng để chi trả tiền phòng, tiền thuốc cho mẹ và bé, tiền vệ sinh cho mẹ và bé,… Tùy vào cơ sở vật chất của từng phòng mẹ nằm, giá tiền sẽ dao động trong khoảng từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng.

Vậy đối với thai sản có đăng ký mua bảo hiểm y tế thì sao? Trường hợp này người mẹ sẽ được giảm 80% chi phí nằm viện, tức là khoảng 200.000 đồng. Số tiền này không phải là lớn, do đẻ dịch vụ thì bảo hiểm không thể can thiệp vào chi trả các khoản khác.

Tuy nhiên, các mức tiền nêu trên chỉ mang tính chất tham khảo. Nó có thể thay đổi tùy vào thời điểm và cơ sở phụ sản mà bạn lựa chọn.

Chuẩn bị các vật dụng thiết yếu cho con

Sau khi sinh đẻ, cả mẹ và bé đều phải nằm lại viện để nghỉ ngơi và theo dõi. Thời gian này có thể kéo dài tối thiếu 2 ngày. Do đó, việc chuẩn bị đầy đủ các vật dụng sinh hoạt thiết yếu cho con là điều cần thiết. Các mẹ cần chuẩn bị trước quần áo, tã, bỉm, khăn, sữa, mũ và tất tay, tất chân,…

Tham khảo: Đồ sơ sinh cho bé gái

Cần chuẩn bị những gì cho con?
Cần chuẩn bị những gì cho con?

Tuy rằng trong bệnh viện cũng sẽ có cửa hàng bán đồ dùng trẻ nhỏ, nhưng giá thành có thể cao hơn bên ngoài. Do đó, thai sản cần lưu ý điều này để chủ động hơn trong mọi việc.

Chú ý việc ăn uống

Người nhà cũng nên chuẩn bị chu đáo để chăm sóc sức khỏe mẹ và bé sau khi sinh. Cần cho mẹ uống nước ấm, ăn các món ăn được bác sỹ khuyên dùng. Việc sinh hoạt cần bảo đảm giữ gìn vệ sinh tuyệt đối. Bởi trong giai đoạn này cơ thể của mẹ và bé rất nhạy cảm. Mọi tác động xấu từ môi trường xung quanh đều có thể gây nên những hậu quả khó khắc phục.

Tốt nhất là người nhà thai sản nên tự nấu ăn và mang đến. Cơm trong căng tin có thể không hợp khẩu vị của mẹ sau sinh, dẫn tới tâm lý chán ăn. Khi nấu ăn cho sản phụ, không nên nấu quá đậm vị, dễ gây cảm giác ngấy, khó ăn.

Trên đây là những kiến thức cần thiết cho thai sản khi lựa chọn đẻ dịch vụ ở phụ sản Hà Nội 2019. Hy vọng với những thông tin này, các mẹ sẽ có sự chuẩn bị chu đáo, kỹ càng nhất để chào đón sự ra đời của con!

5/5 - (2 bình chọn)

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here