Home Nhà Bếp Gia Dụng Cách sửa cây lau nhà đơn giản đảm bảo thành công 100%

Cách sửa cây lau nhà đơn giản đảm bảo thành công 100%

0
Cách sửa cây lau nhà đơn giản đảm bảo thành công 100%

Sử dụng cây lau nhà có khả năng xoay vắt 360 độ là việc được nhiều gia đình ở Việt Nam ưa chuộng. Nếu nhà bạn cũng là một trong số đó mà lại đang gặp trục trặc với cây lau nhà thì đừng vội vứt bỏ nhé. Hãy cùng tham khảo ngay những cách sửa cây lau nhà hữu ích sau đây!

Tìm hiểu về cấu tạo cây lau nhà

Để có thể tự mình sửa cây lau nhà thì người dùng cần phải có những kiến thức cơ bản về cấu tạo và cơ chế hoạt động của vật dụng này. Một bộ lau nhà 360 gồm có 3 phần chính, đó là:

– Thùng đựng nước: bộ phận này được làm tách rời với cây lau nhà, có chất liệu là nhựa cứng hoặc inox tùy vào từng hãng sản xuất. Thân thùng cao để hạn chế nước văng ra ngoài khi sử dụng, và được thiết kế tay xách cùng với hệ thống bánh xe để người dùng có thể thuận tiện xách hoặc đẩy đi tới mọi vị trí trong nhà.

Lồng vắt: Một bên của thùng chứa nước này sẽ được lắp lồng vắt. Người dùng chỉ cần dựng cây lau nhà theo phương thẳng đứng, vuông góc với lồng vắt rồi tạo lực quay là các sợi bông lau sẽ được vắt sạch nước. Lồng vắt chính là bộ phận quan trọng làm nên tính năng vượt trội riêng biệt của loại cây lau nhà 360.

Tìm hiểu về cấu tạo của 1 cây lau nhà
Tìm hiểu về cấu tạo của 1 cây lau nhà

– Thân cây lau: được làm bằng inox chắc chắn để có thể chịu được lực tác động xuống, được nối với nhau bằng các khớp nhựa, giúp người dùng tùy ý điều chỉnh chiều dài chổi lau theo nhu cầu sử dụng. Chiều dài cây lau nhà 360 thường dao động từ khoảng 1 mét đến 1,3 mét tùy từng loại và thương hiệu.

– Bông lau: được nối với thân cây lau nhà bằng một vòng nhựa hoặc inox. Thông thường, các nhà sản xuất sẽ sử dụng loại bông mềm, dễ thấm nước. Bông lau có thể tháo lắp để giặt xả và thay thế dễ dàng.

Xem thêm: Sửa nhà Hà Nội

Các lỗi thường gặp và cách sửa cây lau nhà dễ dàng

Trong quá trình sử dụng, rất nhiều người dùng đã gặp phải những trục trặc khác nhau với cây lau nhà của mình. Lúc này, bạn đừng vội vứt bỏ nó đi mà hãy tìm hiểu ngay nguyên nhân và cách khắc phục sau đây nhé!

Cây lau nhà không xoay được

Đây là tình trạng thường thấy nhất trong số các lỗi thường gặp đối với cây lau nhà. Việc này xuất phát từ khả năng ma sát giữa thân cây và đầu đã bị giảm, hay nói cách khác là đã bị mài mòn.

Bên cạnh đó, trong quá trình sử dụng, nhiều người bật khớp nhựa để kéo dài chiều dài tối đa của cây chổi lau. Khi cần giặt chổi, việc tháo khớp này ra là bắt buộc để chổi có thể co giãn để xoay được trong lồng giặt. Tuy nhiên, nhiều người lại quên mất điều này, cố gắng dồn vào chổi một lực lớn làm hỏng chổi, làm cho cây lau nhà bị kẹt, thậm chí hỏng hóc và không sử dụng được nữa.

Cách sửa cây lau nhà không xoay được rất đơn giản. Bạn chỉ cần quan sát kĩ xem mình đã tháo khớp nhựa cho cây lau nhà co giãn hay chưa, nếu chưa thì hãy tháo ngay.

Làm thế nào khi cây lau nhà bị kẹt không vắt được?
Làm thế nào khi cây lau nhà bị kẹt không vắt được?

Còn nếu như cây lau nhà không xoay vắt được do khô dầu, khả năng ma sát giảm, thì bạn có thể dụng một mảnh vải quấn và buộc ngay vào vị trí nối giữa cây cầm và đầu lau. Sau đó bạn tăng khả năng ma sát cho cây lau nhà bằng cách buộc vào đó một số sợi thun. Bạn cũng có thể tháo phần bông lau ra để dễ thao tác hơn. Hoặc một cách làm đơn giản như cũng rất hiệu quả là tra dầu vào các vị trí ốc, khớp.

Thân cây lỏng lẻo, không chắn chắc khi lau chùi

Tình trạng này xảy ra chủ yếu xuất phát từ nguyên nhân người dùng không lắp chổi lau đúng cách theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Nếu đây là lý do khiến chổi lau nhà mà bạn đang sử dụng bị lỏng lẻo thì cách khắc phục thật dễ dàng. Bạn chỉ cần lắp lại theo đúng mẫu hoặc nhờ những người đã từng lắp và sử dụng quen cây lau nhà lắp hộ là được.

Ngoài ra, thân cây lau có thể lỏng lẻo là do các khớp nổi sử dụng lâu ngày bị khô nhớt, hoặc bị mài mòn dẫn tới giảm tính năng. Lúc này, người dùng nên tháo rời các bộ phận của thân cây lau và kiểm tra, châm nhớt vào các vị trí khớp nối rồi lắp ráp lại xem sao.

Bông lau xả không sạch, không ráo nước

Nhiều người dùng thường phàn nàn về chất lượng bông lau của nhà sản xuất, mà quên mất rằng việc sử dụng có đúng cách hay không cũng ảnh hưởng rất lớn tới tuổi thọ của cây lau nhà. Tình trạng bông lau xả không sạch nước, không ráo nước thường xuất phát từ lực ly tâm của mâm vắt và đầu bông lau không đủ mạnh. Hoặc cũng có thể là do bông lau là loại bông kém chất lượng, không ráo nước tốt.

Trong trường hợp này thì bạn nên xem thử khóa chốt thân cây lau đã được đảm bảo hay chưa. Nếu khóa lỏng thì sẽ không tạo lực nhấn đủ mạnh, dẫn tới việc tạo lực ly tâm giúp vắt khô bông lau bị giảm, làm bông lau vẫn sũng nước.

Ngoài ra, cũng cần lưu ý xem cách tạo lực cho cây lau nhà của bạn đã đúng hay chưa. Như đã nói, bạn cần dựng đứng chổi lau và tạo thành một góc 90 độ với lồng vắt. Trong lúc vắt cần nhấn đều và nhanh dần, mỗi lần ấn phải dứt khoát để tạo vòng quay nhanh, cho lực ly tâm mạnh để xả khô nước cho cây lau nhà.

Trường hợp không cố định được chiều dài thân cây lau nhà

Lỗi này tuy hiếm gặp nhưng cũng khiến nhiều người phải đau đầu. Thực ra, nếu biết nguyên do của tình trạng này thì việc tự sửa cây lau nhà lại chẳng phải là vấn đề quá lớn. Việc không cố định được chiều dài thân cây lau nhà nằm hoàn toàn ở khóa gạt thân cây. Có thể do bạn chưa gập khóa chặt, hoặc khóa gạt bị hỏng.

Sửa cây lau nhà trong trường hợp không cố định được chiều dài
Sửa cây lau nhà trong trường hợp không cố định được chiều dài

Khóa gạt bị hỏng thường là nguyên nhân phổ biến hơn, xuất phát từ việc nhiều cây lau nhà sử dụng chất liệu không thực sự tốt. Hoặc cũng có thể do người dùng chưa biết bảo quản khóa gạt dúng cách. Bộ phận này tuy nhỏ nhưng lại ảnh hưởng rất lớn tới quá trình sử dụng. Nhiều gia đình thậm chí còn phải bỏ hẳn bộ cây lau nhà đi không sử dụng nữa chỉ vì không điều chỉnh được chiều dài thân cây lau.

Trong trường hợp này, bạn cần kiểm tra xem mình đã gạt khóa đúng hay chưa. Nếu như khóa đã bị hỏng, bạn có thể đem cây lau đi sửa phần nút gạt này. Hoặc người dùng nếu không cảm thấy phiền có thể tự cố định chiều dài thân cây lau nhưng việc làm này có thể mất thời gian và không đạt hiệu quả như mong muốn.

Cần lưu ý gì khi tự sửa cây lau nhà?

Những cách làm mà chúng tôi đã đề cập nêu trên đều là để người dùng có thể tự tìm hiểu và sửa cây lau nhà ngay tại nhà mà không cần phải mang đi sửa hay thay mới. Tuy rằng những cách làm này không khó để thực hiện, song vẫn cần phải lưu ý một số điều nhất định.

Trước tiên, bạn cần tìm ra đúng nguyên nhân dẫn tới tình trạng trục trặc ở cây lau nhà, từ đó xác định đúng giải pháp cần áp dụng. Không nên chỉ dựa vào phán đoán chủ quan để tự sửa cây lau nhà. Ví dụ như khi thấy bông lau không ráo nước thì bạn cần phải phân biệt được là do cách nhấn và tạo lực xuống lồng vắt của mình chưa đúng, hay do bông lau chất lượng kém, vướng nhiều bụi bẩn,…

Xem thêm: Cải tạo nhà Hà Nội

Có những vị trí nếu như hỏng thì rất khó có thể khắc phục. Khi đó bạn nên xem xét tới việc thay mới sản phẩm. Ví dụ như khi thùng đựng nước bị vỡ hoặc nứt, mạch, làm cho nước bị chảy ra ngoài thì gần như không thể sửa được. Việc dùng keo để gắn thường chỉ mang hiệu quả tạm thời hoặc thậm chí là không hiệu quả.

Trên đây là một số cách sửa cây lau nhà người dùng có thể tham khảo. Tùy từng trường hợp mà chúng ta sẽ áp dụng những phương pháp khác nhau. Hy vọng bài viết của Cẩm nang mua sắm online Canhchua.vn giúp bạn có một kênh tham khảo hữu ích để nâng cao tuổi thọ cho cây lau nhà của chính gia đình mình nhé!

3.7/5 - (3 bình chọn)

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here