Độ ẩm không khí bao nhiêu là tốt cho sức khỏe?

0
6900

Càng về những ngày cuối năm, độ ẩm không khí càng cao và kéo theo những hệ lụy ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Chúng ta dễ mắc phải những căn bệnh liên quan đến hô hấp, dễ bị truyền nhiễm một số vi rút có hại, thậm chí có thể gây tử vong. Vậy độ ẩm không khí bao nhiêu là đủ? Cùng canhchua.vn tìm hiểu về vấn đề này nhé!

độ ẩm không khí
độ ẩm không khí

1. Độ ẩm không khí là gì?

Độ ẩm không khí được chia làm 2 dạng phổ biến, cụ thể như sau:

  • Độ ẩm tương đối: được biểu diễn theo dạng phần trăm (%). Độ ẩm tương đối 100% thể hiện rằng không khí chứa đầy hơi nước, dẫn tới trạng thái bão hòa. Nhiệt độ không khí càng cao thì lượng hơi nước càng nhiều.
  • Độ ẩm tuyệt đối: là hàm lượng hơi nước trong một đơn vị thể tích không khí. Có thể tính dựa trên bao nhiêu mg nước/cm3 khối không khí. Trên thực tế, độ ẩm không khí tuyệt đối không thể hiện điều gì cụ thể, vì nó không liên quan đến khả năng bay hơi của không khí.

Để mô tả mức độ ẩm của không khí, người ta sử dụng độ ẩm tỉ đối f. Nó cho biết mức độ của độ ẩm trong không khí: Không khí càng ẩm thì độ ẩm tỉ đối f càng cao.

Độ ẩm tỉ đối f là đại lượng đo bằng tỉ số % giữa độ ẩm tuyệt đối a và độ ẩm cực đại A của không khí ở cùng nhiệt độ cho trước:

f = (a/A) x 100%

Trong khí tượng học, người ta còn tính phần trăm giữa áp suất riêng phần p của hơi nước và pbh của hơi nước bão hòa trong không khí ở cùng một nhiệt độ, cụ thể:

f = (p/Pbh) x 100%

2. Tác hại của độ ẩm không khí quá cao

Độ ẩm không khí không thể quá cao hoặc quá thấp vì có ảnh hưởng lớn đến sức khỏe con người. Đối với mùa hè hanh khô, độ ẩm xuống dưới mức thấp nhất, khiến làn da con người bỏng rát khó chịu. Còn đối với mùa đông lạnh thì độ ẩm lại lên quá cao, gây các bệnh về hô hấp, suy giảm chức năng đề kháng trong cơ thể.

Một số tác hại khi độ ẩm quá cao như sau:

  • Gây cảm giác khó chịu, mệt mỏi cho cơ thể
  • Quần áo giặt lâu khô, xuất hiện ẩm mốc từ chăn, đệm, tường
  • Sàn nhà có thể đọng nước gây trơn trượt, nguy hại cho người già và trẻ nhỏ
  • Các vi rút, vi khuẩn, nấm mốc, bọ bụi nhà có cơ hội phát triển. Tăng nguy cơ mắc bệnh nhiễm trùng đường hô hấp, nhiễm trùng đường tiêu hóa và một số bệnh ngoài da.
  • Kích thích niêm mạc đường thở, dẫn đến viêm, tăng tiết và co thắt phế quản dẫn đến ho, hắt hơi, khó thở,…
  • Ngoài ra, độ ẩm không khí cao dễ gây chập cháy hư hỏng các trang thiết bị.

Vậy độ ẩm không khí bao nhiêu là tốt cho sức khỏe

Theo các chuyên gia về sức khỏe khuyến cao, độ ẩm không khí tốt nhất ở mức 55% – 65%. Mức độ này tốt nhất cho sức khỏe con người, giảm thiểu tiềm ẩn mắc bệnh về hô hấp.

3. Biện pháp điều chỉnh độ ẩm không khí

điều chỉnh độ ẩm không khí
điều chỉnh độ ẩm không khí

Thời tiết giao mùa đang ngày càng lạnh, con người phải hứng chịu những đợt không khí nồm ẩm hết sức khó chịu. Để khắc phục cũng như hạn chế tình trạng này, chúng tôi xin đưa ra một số biện pháp sau:

  • Sử dụng dụng cụ đo độ ẩm, cần duy trì độ ẩm ở mức 40% – 60% bằng các biện pháp như: đóng cửa kính phòng kết hợp dùng máy hút ẩm, dùng điều hòa chế độ khô, tăng nhiệt độ trong nhà và thường xuyên vệ sinh sàn, tường nhà, cửa kính bằng khăn khô.
  • Khi đun hoặc tắm rửa làm tăng độ ẩm không khí trong phòng thì cần có quạt thông gió.
  • Giữ vệ sinh da, sấy khô quần áo và các vật dụng thường xuyên dùng.
  • Điều trị kiểm soát các thành viên trong gia đình mắc bệnh đường hô hấp, viêm phế quản.

Một biện pháp tối ưu khác là sử dụng máy lọc không khí gia đình. Máy có khả năng hút ẩm, diệt trừ vi khuẩn gây hại, lọc sạch không khí cũng như bảo vệ sức khỏe gia đình bạn. Một số dòng máy lọc không khí sẽ điều chỉnh độ ẩm gia đình bạn phù hợp nhất, mang đến cho bạn cảm giác sảng khoái cũng như được bảo vệ sức khỏe toàn diện.

KẾT LẠI!

Trên đây là những thông tin cần thiết để bạn hiểu về độ ẩm không khí trong mùa đông lạnh. Thời gian đang vào đông, độ ẩm càng tăng cao và bạn cần có các biện pháp giữ gìn sức khỏe cho cơ thể. Chúc gia đình bạn luôn có không gian sống trong lành, thoáng sạch và khỏe mạnh nhé!

3/5 - (3 bình chọn)

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here